Là gì

Trống Bỏi Là Gì? Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Trống Bỏi

Trống Bỏi là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của trống bỏi là như thế nào không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu những điều thú vị về món đồ này nhé!

Trống bỏi là gì
Trống bỏi là gì

Trống bỏi món đồ chơi không thể thiếu mỗi dịp trung thu, nhưng chỉ là ngày xưa, còn bây giờ món đồ chơi ấy có phổ biến như trước nữa không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về trống bỏi.

Trống Bỏi là gì?

Trống bỏi là trống làm bằng giấy, 2 bên gắn dây, đầu dây đính 1 hạt nặng để khi xoay đập vào mặt trống tạo ra âm thanh nghe rất vui tai.

Mọi người chắc hẳn thắc mắc sao lại không gọi là trống mà lại phải gọi là trống bỏ, vì:

Bỏi: chỉ sự nhỏ bé, chính vì thế những chiếc trống bỏi có kích thước nhỏ như những chiếc kẹo mút vậy.

Song song với trống bỏi còn có đèn ông sao, mặt nạ, ông tiến sĩ, những thứ gần như không thể thiếu vào rằm tháng tám được, mỗi thứ đều có ý nghĩa riêng.

Nguồn gốc và ý nghĩa của Trống Bỏi

  • Nguồn gốc: Trống bỏi có nguồn gốc từ Thanh Hóa và được ông Quý Đậu người làng Báo Đáp( Huyện Nam Trực – Nam Định) mang về truyền dạy cho dân làng vào những năm 50 của thế kỉ trước. Vì vậy đây được coi là làng truyền thống về đèn ông sao, trống bỏi khá nổi.
  • Ý nghĩa: Trống bỏi có ý nghĩa như sự đón trào của 1 niềm vui, 1 chuyến xe của trẻ thơ, như nguồn động lực cho năm học mới, tạo nên điều mới mẻ, tích cực hơn. Bên cạnh đó còn có ý nghĩa chỉ sự châm biếm mỉa mai người già thích yêu đương giao du với những cô gái trẻ “Già chơi trống bỏi”.

Cấu tạo của Trống Bỏi

Trống Bỏi có kết cấu vô cùng đơn giản gồm: Cán, tang, mặt trống, khung, tay trống. Mặt trống được làm bằng bìa mỏng nhưng phải dính bên trên 1 lớp giấy mỏng nữa có in hình ông sao. Để tiếng trống phát ra thật đanh và có hồn thì trống phải được dán thật kín, khi quay phát ra tiếng tạch tạch, đanh gọn vui tai.

Để làm ra 1 chiếc trống bỏi mất khá nhiều thời gian và công đoạn, đó là đi lấy đất thịt ở ngoài đồng về nhào nhuyễn trước khi cắt làm tang trống phơi khô, tiếp đó là công đoạn xoắn dây, để khi quay thanh dùi đập mạnh vào mặt trống tạo tiếng kêu o o. Đặc biệt hơn là phần dán giấy, người thợ phải sử nấu bột gạo nếp để làm hồ dán,gạo được ngâm sạch, rồi giã thành bột để nấu tới khi sệt lại.

Kết Luận

Có thể nói trống bỏi là 1 trong những thành phẩm tuyệt vời của đêm rằm tháng 8, các món hàng ấy dần đi vào lãng quên của chúng ta. Nhưng mình tin với nét đẹp truyền thống văn hóa được giữ gìn thì một số mặt hàng như vậy sẽ có lại được chỗ đứng cho chính mình.

Hãy luôn giữ gìn truyền thống văn hóa tốt đẹp, để cho con em sau này được biết tới những nét đẹp giá trị ấy. Mình tin rằng một ngày nào đó làng nghề của những chiếc trống bỏi sẽ được mọi người biết đến và tạo ra 1 không khí trung thu như những ngày ấy. Chúc bạn thành công!

Xem thêm:

Back to top button