Đạo Hiếu Là Gì? Thế Nào Được Gọi Là Người Con Có Hiếu?
Đạo hiếu là gì? Như thế nào được gọi là người con có hiếu? Hiểu rõ ý nghĩa của những từ ngữ này sẽ giúp bạn hoàn thiện bản thân hơn.
Từ những quan sát về cuộc sống xung quanh trong việc đối nhân xử thế của các mối quan hệ trong gia đình, xã hội tôi đã nhận thấy một điều rằng:
Chữ đạo hiếu nghe thì rất quen thuộc và không ai là không biết tới nhưng nếu mà thực sự hiểu hết ý nghĩa của những giá trị đạo đức này thì không phải ai cũng biết. Vì thế, trong bài viết hôm nay, Khoinguonsangtao.vn muốn cùng bạn đi tìm hiểu và phân tích nghĩa của những từ ngữ này để giúp chúng ta hoàn thiện bản thân, trở thành người con có hiếu.
Có thể nói, khi bạn quan tâm tới bài viết này thì chắc hẳn bạn phải là một người con biết quan tâm tới cha mẹ mình rồi. Tuy nhiên việc quan tâm như thế nào thì mới có thể được gọi là người con có hiếu mới là điều chúng ta đang bàn tới. Và mọi trăn trở của bạn sẽ sáng tỏ ngay sau khi đọc hết bài viết này.
Trước tiên chúng ta sẽ đi phân tích nghĩa của chúng là gì nhé!
Đạo hiếu là gì?
Theo từ điển tiếng Việt: đạo hiếu chính là đạo làm con lấy chữ hiếu thảo làm nguyên tắc giữ gìn và tuân theo.
Đạo:
Là đường lối, nguyên tắc mà con người phải có bổn phận giữ gìn và tuân theo
Hiếu:
Là lòng kính yêu, chăm sóc và biết ơn đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên
Tóm lại, đạo hiếu chính là một giá trị đạo đức, nhân cách sống căn bản của con người hay nói cách khác đây chính là một trong những đức tính quan trọng giúp hoàn thiện bản thân. Nó sẽ giúp chúng ta có những hành vi, cử chỉ, các ứng xử chuẩn nhất trong việc báo hiếu đến cha mẹ, ông bà của mình.
Trái ngược với đạo hiếu là: bất hiếu, vô lễ
Quan niệm về đạo hiếu của người Việt Nam
Đạo hiếu trong văn hóa của người Việt Nam được xem là một di sản đạo đức, thước đo chuẩn mực nhân cách con người. Vì thế mà chúng ta thường thấy có những người con hết lòng chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ lúc về già, ốm đau. Chẳng những thế mà dân gian ta có câu: “Công cha nặng lắm ai ơi/ nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”.
Hoặc có những gia đình cha mẹ đến tuổi 70 trở lên, các con, các cháu thường tổ chức lễ mừng thọ để tỏ lòng biết ơn, kính yêu đến đấng sinh thành. Tất nhiên, tùy theo mỗi hoàn cảnh, phong tục cụ thể của mỗi gia đình sẽ có những cách tổ chức lễ mừng thọ khác nhau.
Bên cạnh đó thì cũng không thể không kể đến một số hiện trạng con cháu có những suy nghĩ chưa đúng về ý nghĩa của đạo hiếu mà có thể có những hành vi, cách ứng xử với cha mẹ, ông bà chưa được tốt lắm.
Đơn giản như có người thì chỉ nghĩ rằng đảm bảo cho cha mẹ có cuộc sống cơm no áo ấm là đủ, hay hàng tháng gửi cho cha mẹ ít tiền thế là có hiếu. Nhưng theo những phân tích trên đây thì như thế vẫn chưa đủ. Mà cần phải có lòng kính yêu, biết ơn, quan tâm, hỏi han, chăm sóc ân cần đến cha mẹ, để họ cảm thấy được hạnh phúc, bình an.
Đấu hiệu nhận biết một người con có hiếu
Qua những phân tích trên đây chắc hẳn các bạn đã phần nào hiểu được thế nào là người con có hiếu rồi chứ? Và Khoinguonsangtao.vn xin đưa ra một số dấu hiệu nhận biết một người con có hiếu để bạn dễ dàng thấy được trong cuộc sống của chính mình nhé!
- Kính trọng và biết ơn ông bà, cha mẹ: từ lời nói đến hành động của họ đều tỏ ra chân thành, ân cần, nhẹ nhàng.
- Ăn thảo: họ có thứ gì ăn ngon cũng mời ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi ăn trước. Đây chính là hiếu thảo.
- Chủ động giúp đỡ: khi nhìn thấy việc là làm không cần cha mẹ sai khiến.
- Chăm sóc, hỏi han ông bà, cha mẹ hàng ngày và lúc ốm đau: họ thường nhiệt tình, tỉ mỉ, và nhẹ nhàng chăm sóc từng li từng tí.
Làm thế nào để nuôi dạy con có hiếu
Ngày nay cuộc sống của chúng ta no đủ hơn, nhiều gia đình đã quá nuông chiều con cái của họ và xem chúng như một bà hoàng, ông vua phục vụ, đáp ứng mọi nhu cầu. Điều này đã vô hình chung biến những đứa trẻ thuần khiết trở lên ích kỷ, sống không có trách nhiệm, vô tâm, không biết ơn ai cả. Vậy làm thế nào để nuôi dạy con có hiếu?
Để nuôi day một người có hiếu thì trước tiên các bậc làm cha làm mẹ phải là tấm gương để các con học hỏi rồi noi theo trước đã sau đó mới tiếp tục dạy con các yếu tố sau.
- Dạy con biết kính trọng người lớn tuổi: nói năng lễ phép, ngoan ngoãn
- Dạy con sống phải biết cảm ơn và nhận lỗi: biết nói lời cảm ơn với người giúp đỡ mình, và nhận lối nếu làm sai.
- Dạy con ăn thảo: có miếng ăn phải mời mọi người xung quanh.
- Dạy con biết giúp đỡ mọi người: giúp làm việc nhà, quan tâm và giúp đỡ mọi người xung quanh.
- Dạy con sống tự lập: dọn dẹp góc học tập và chuẩn bị sách vở trước khi đi học.
Xem thêm:
Kết luận
Như vậy là Khoinguonsangtao.vn đã cùng bạn khám phá ý nghĩa của Đạo hiếu là gì và cả những câu hỏi về chữ Hiếu. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ biết làm thế nào để trở thành một người con có hiếu đúng nghĩa nhất. Để có thể phụng dưỡng cha mẹ mình tốt nhất khi còn có thể rồi một mai cha mẹ mất rồi ta không phải ân hận vì sự báo hiếu thiếu sót của mình.
Cũng từ đó mà các bạn có những cách nuôi dạy con có hiếu ngay từ khi còn thơ bé. Rồi sau này chúng cũng sẽ trở thành một người con tốt, có hiếu với chính chúng ta nhé!