Múi Giờ Là Gì? Múi Giờ Việt Nam Là Bao Nhiêu? Điều Cần Biết
Múi giờ là gì? Múi giờ Việt Nam là bao nhiêu? Đó là những điều cần biết dành cho tất cả mọi người, đặc biệt là các em học sinh Việt Nam.
Múi Giờ Là Gì?
Múi giờ được hiểu là giờ địa phương, là quy ước sử dụng thời gian quy chuẩn ở một vùng trên Trái Đất
Theo địa lý, 1 nửa bán cầu sẽ được mặt trời chiếu sáng, phần còn lại sẽ là bóng tối do không có mặt trời chiếu tới đây cũng là lý do không nên gộp thành giờ chung của tất cả các quốc gia.
Theo quan niệm ngày xưa, xác định thời gian bằng cách nhìn vào độ lệch của mặc trời, 9 giờ là mặt trời nằm ngang so với mặt đất, 12 giờ là lúc mặt trời lên đỉnh đầu của của chúng ta, hay nói cách khác là vuông góc với mặt đất. Chính vì điều bất tiện này, chưa có độ chính xác nên người ta chia ra thành 24 đường kinh tuyến và cách đều nhau.
Đầu tiên múi giờ có kí hiệu là GMT- giờ trung bình Greenwich do nước Anh quy định, đến năm 1980 đổi thành UTC, nhưng hầu hết sử dụng kí hiệu GMT.
Múi giờ Trái Đất là giờ tại kinh tuyến số 0 đi qua Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich, Greenwich, Luân Đôn, Anh, vì thế mà múi giờ nước Anh được xem là múi giờ quốc tế. Các nước trên thế giới sẽ xác định múi giờ bằng độ lệch so với múi giờ nước Anh.
Múi giờ Việt Nam là bao nhiêu?
Theo nguồn tin từ Wikipedia cho biết múi giờ Việt Nam là múi giờ thứ 7 trong hệ thống múi giờ quốc tế, hay nói cách khác giờ chính thức của Việt Nam là “giờ của múi giờ thứ 7”. Và có kí hiệu UTC+7 hoặc GMT+7.
Việt Nam thường sử dụng cách viết 24 giờ và ở định dạng 12 giờ, tuy nhiên để tránh sự nhầm lẫn giờ của các buổi thì cần phải ghi thêm đó là giờ buổi sáng, trưa, chiều, tối.
Kết Luận
Trên đây là toàn bộ những thông tin về Múi giờ là gì? Múi giờ Việt Nam là bao nhiêu? Hy vọng qua bài viết này của Khoinguonsangtao.vn sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về Múi giờ Trái Đất và múi giờ Việt Nam cùng những múi giờ của các nước trên thế giới. Thật thú vị phải không nào?