Vãn Cảnh Hay Vãng Cảnh? – Đúng Là Vãn Cảnh!
Vãn Cảnh hay Vãng Cảnh – đâu là từ đúng khi nói về việc ngắm cảnh chùa chiền? Khám phá cách sử dụng đúng và mẹo phân biệt đơn giản để không bị nhầm lẫn!
Nếu bạn đã từng nghe đến cụm từ “đi chùa vãn cảnh” mà vẫn không rõ đó là “vãn” hay “vãng,” thì bạn không cô đơn đâu! Cặp từ này gây không ít nhầm lẫn, đặc biệt khi cả hai đều gợi lên hình ảnh của những chuyến đi dạo thăm nhẹ nhàng. Vậy đâu là từ đúng? Vãn cảnh hay vãng cảnh
Vãn Cảnh hay Vãng Cảnh là từ đúng?
Từ đúng: “Vãn Cảnh” (Động từ)
“Vãn cảnh” là động từ, mang ý nghĩa đi dạo, ngắm nhìn phong cảnh. Từ này thường xuất hiện trong ngữ cảnh tham quan, thưởng ngoạn thiên nhiên hoặc di tích như đền chùa.
Các từ đồng nghĩa và trái nghĩa:
- Các từ đồng nghĩa với “ Vãn Cảnh”: ngắm cảnh, thưởng cảnh, du ngoạn.
- Các từ trái nghĩa với “ Vãn Cảnh”: bỏ qua, thờ ơ, không để ý.
Một số ví dụ minh họa dễ hiểu
- Vào mỗi mùa xuân, người dân Hà Nội thường đến chùa Hương vãn cảnh, cầu bình an và thư giãn giữa thiên nhiên.
- Gia đình Hoa có truyền thống đi vãn cảnh ở chùa Linh Ứng Đà Nẵng vào những ngày đầu năm mới để đón tài lộc.
- Sáng sớm, chúng tôi đã có mặt tại hồ Tây để vãn cảnh và tận hưởng không khí trong lành của mùa thu Hà Nội.
- Chủ nhật vừa rồi, cả nhóm bạn đã cùng nhau đi vãn cảnh ở Vườn Quốc Gia Ba Vì, tận hưởng bầu không khí trong lành giữa thiên nhiên hùng vĩ.
- Sau khi tan làm vào chiều thứ Bảy, chị Lan thường đến công viên Thống Nhất để vãn cảnh và tìm lại cảm giác thư thái.
Trong các ví dụ, từ “vãng cảnh” không phù hợp vì “vãng” có nghĩa là đi đến, lui tới, chứ không hàm ý thưởng ngoạn hay ngắm cảnh.
“Vãng” thường xuất hiện trong các từ như vãng lai (người qua lại, không thường xuyên ở một chỗ) hoặc vãng sanh (theo Phật giáo, chỉ sự đi đến cõi khác sau khi mất).
Nguyên nhân gây hiểu nhầm
Âm điệu tương đồng là nguyên nhân chính khiến cho vãn cảnh hay vãn cảnh dễ bị nhầm lẫn khi sử dụng. Bản thân tôi cũng từng mắc lỗi này. Nhớ một lần đi chùa Hương cùng gia đình, khi về, tôi hớn hở kể trải nghiệm này vào bài tập làm văn trên lớp. Thế là, thầy giáo đã phê bình tôi vì tội ghi sai chỉnh tả, phải vãn cảnh mới đúng. Thật đúng là một lần học từ qua trải nghiệm đáng nhớ.
Mẹo ghi nhớ từ đúng
Hãy nhớ, “vãn” trong “vãn cảnh” có nghĩa là dạo quanh, ngắm nhìn, giống như cụm từ “vãn hồi” – tìm lại, nhìn lại. Vì vậy, nếu bạn đang lên kế hoạch đi chùa để ngắm cảnh, hãy nhớ đến cụm từ “vãn cảnh” để tránh bị nhầm nhé!
Xem thêm:
Kết luận: Rõ ràng, khi muốn diễn đạt việc đi dạo, ngắm nhìn phong cảnh, chúng ta nên dùng “vãn cảnh”. Như vậy giữa Vãn cảnh hay vãng cảnh, bạn đã biết được từ đúng hay chưa? Đừng để cặp từ này gây ” lú lẫn” khi sử dụng nữa nhé! Hãy nhấn theo dõi KhoiNguonSangTao.VN để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nhé!