Là gì

Tâm Là Gì Theo Phật Giáo? Nó Nằm ở Đâu Bạn Có Biết Chăng?

Tâm là gì theo Phật Giáo? Nó nằm ở đâu bạn có biết chăng? Mời quý bạn cùng tìm hiểu qua những phân tích về chữ Tâm trong bài viết này nhé!

Tâm là gì
Tâm là gì

Từ quan sát thực tiễn cuộc sống xung quanh, tôi nhận thấy, từ “tâm” xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống, giáo dục, ngay cả các bậc ông cha chúng ta cũng thường dùng để răn dạy con cháu là sống ở trên đời phải có tâm, có đức. Nhưng thực tế “tâm là gì” thì có mấy ai biết được đâu. Bởi vì “tâm” là một phạm trù trìu tượng, rộng lớn và không có một khái niệm, định nghĩa cụ thể nào cả nên mọi người thường chỉ hiểu chung chung, đại khái theo một khía cạnh góc nhìn riêng của mình mà thôi.

Ngay chính bản thân tôi cũng đã có không ít lần trăn trở về tâm là cái gì? Nó nằm ở đâu? Liệu có nhìn thấy hay sờ được vào nó hay không? Nhận biết nó bằng cách nào đây?…và còn vô số những liên quan khác với tâm nữa. Đây chính là lý do mà khiến tôi đi tìm hiểu về tâm.

Hôm nay, khi viết bài tại Khoinguonsangtao.vn, tôi muốn chia sẻ những hiểu biết của mình về “tâm” đến với các độc giả thân yêu khi ghé thăm. Mong rằng sẽ giúp ích được ít nhiều cho các bạn về chủ đề này khi muốn tìm hiểu hay tu tập tâm của mình.

Tâm là gì?

Theo Bách khoa toàn thư mở thì Tâm là một từ ngữ có nhiều nghĩa cụ thể như:

  • “Tâm” : Bản thể chính mình
  • “Tâm” với nghĩa trái tim.

+ Tâm: một đường kinh mạch trong 5 bộ kinh mạch của khoa châm cứu bao gồm tâm, cang, tì, phế, thận.

  • “Tâm” với nghĩa tư tưởng, suy nghĩ

+ Tâm thức

+ Khái niệm “Tâm” trong Phật học.

  • Tâm với nghĩa “ở giữa”

+ Tâm (hình tròn)

+ Tâm tỷ cự.

+ Trọng tâm của một vật thể vật lý.

+ Tim đèn dầu.

  • Tâm (album), một album của Mỹ Tâm.
  • Tâm: một khái niệm toán học trừu tượng.

Tuy nhiên, ở đây chúng ta sẽ đi sâu về phân tích các khái niệm tâm theo quan niệm của đạo Phật thôi nhé!

Quan niệm về tâm trong đạo Phật
Quan niệm về tâm trong đạo Phật

Có người cho rằng: tâm là tâm hồn, linh hồn hay trí não, tim, tấm lòng…Như vậy có đúng hay không nào?

À không phải là như vậy đâu các bạn nhé! Bởi theo Phật Giáo thì tâm không cố định mà là một dòng chảy, một tiến trình và vạn biến. Vì thế mà tâm không phải là tâm hồn hay linh hồn vì đây là thứ gì đó phải cố định, bất biến và truyền kiếp. Và tâm cũng không phải là nằm ở đầu óc, trí não hay tim, gan, lòng mề gì cả, bởi các thứ này cũng đều là cố định và hữu hình trên thân thể con người chúng ta.

Vậy tâm là gì? Trong Phật học, Tâm là một thuật ngữ quan trọng với các nghĩa chủ yếu là:

  • Thức, suy nghĩ, phân biệt toàn bộ sinh hoạt, hiện tượng của tâm trí.
  • Một thể riêng biệt, trên thể đó thế giới hiện tượng xuất hiện.
  • Trong Duy thức tông, tâm được xem là gốc của tất cả mọi hiện tượng tâm thức. Theo quan điểm này, thì toàn bộ vũ trụ này chính là “tâm thanh tịnh”. Nhiều quan điểm cho rằng tâm này chính là “vô thủy vô minh”, vô minh nguyên thủy của Phật tính và là thực tại tối thượng của mọi hiện tượng nhị nguyên.

Nói tóm lại, chúng ta chỉ cần hiểu “Tâm” là một thứ vô hình, trong suốt, nằm đâu đó ở trong thân nhưng không dính líu gì đến thân mà chỉ là chịu ảnh hưởng, chi phối từ thân thông qua các giác quan và thức sinh ra từ các giác quan đó. Tâm cũng luôn luôn thay đổi theo cảm giác sướng – khổ, vui – buồn, yêu – ghét của thân trong sự sống.

Một số ẩn dụ tìm thấy trong kinh Phật:

  • Tâm giống như là dòng điện và thân giống như là bóng điện. Ta không thể nhìn thấy dòng điện nhưng bóng điện chỉ có thể được thắp sáng khi có dòng điện chạy vào.
  • Tâm giống như người khách trọ, thân là căn nhà. Khi căn nhà ‘thân’ chết đi hay tan rã, tâm sẽ đi chỗ khác (tái sinh vào sự sống mới).

Những đặc tính của tâm trong đạo Phật

Theo kinh điển Phật Giáo thì “Tâm” có 2 đặc tính cơ bản nhất:

  • Trong suốt: có nghĩa là không màu sắc, không hình tướng, tinh khiết, có thể nhìn xuyên qua mà không bị vướng mắc bởi một yếu tố nào. (giống như kiểu khi ai đó tàng hình thì mọi người sẽ không nhìn thấy họ)
  • Sáng tỏ: có nghĩa là sáng và tỏ rõ không còn bất kỳ một vướng mắc hay mơ hồ nào cả. Hay nói cách khác là sự “thấy biết” mọi sự vật, hiện tượng đúng như chúng là. (Giống như kiểu khi ta rọi ánh sáng vào chỗ tối thì sẽ nhìn thấy rõ rệt mọi thứ ở đó).
Đặc tính của tâm trong đạo Phật
Đặc tính của tâm trong đạo Phật

Một số ẩn dụ khác nói về tâm được tìm thấy trong kinh điển và luận giảng:

  • Tâm giống như một tấm gương sáng. Những bụi bặm sẽ bám vào càng lúc càng nhiều. Nếu không có biện pháp ngăn chặn bụi bặm hoặc lau chùi bụi bặm, thì cái gương sẽ càng lúc càng dính bẩn và không còn trong-sáng để mà soi.
  • Tâm giống như nước trong suốt, tĩnh- lặng và sáng-tỏ. Tâm tham dục giống như nước trong bị trộn với những màu sơn; Tâm đang sân giận giống như nước đang sôi. Tâm đang ngu si, hay buồn ngủ, hay đờ đẫn thì giống như mặt nước bị tảo rong che khuất. Tâm đang bất an (động) và lăng xăng thì giống như mặt nước trong gió động; Tâm của chúng ta thì bị ô-nhiễm và bất-tịnh giống như nước bùn. Càng khuấy động, thì bùn càng vẫn đục thêm, chỉ có giữ nó yên-lặng và tĩnh-tại thì bùn mới lắng lặng xuống, và nước trở thành trong.
  • Tâm là không thể nhìn thấy được, mà chúng ta chỉ có thể khái-niệm hay nhìn-thấy tâm thông qua những gì chứa đựng [xuất hiện, hiện lên, có mặt] bên trong nó. Ví dụ, ta chỉ nhìn thấy hay biết những ý nghĩ, ô nhiễm, tham, sân…đang có mặt trong tâm. (Như đã nói, tâm là trong-suốt, có nghĩa là những thứ khác có thể xuất hiện, hiện lên, có mặt bên trong chân không trong suốt đó.)
  • Tâm của chúng ta si-mê và vô-minh giống bầu trời u ám mây đen. Khi nào xua tan được đám mây vô minh đó, tâm sẽ trở lại trạng thái vốn có của nó là cái tâm “trong sáng như bầu trời xanh” . . .
  • Trong một quyển sách dạy rất hay về tu thiền, thiền sư Bhante Gunaratana nói như vầy:

“Vì chúng ta không thể thấy được tâm, nên chúng ta không thể nào chánh niệm (chú tâm) vào một mình tâm. Thay vì vậy, chúng ta chú tâm vào những thứ chứa trong nó….Ví dụ, làm sao để thấy hay biết những tâm tham, sân, si?. Bạn có thể khéo léo so sánh với những lúc mình không (ít) tham, sân, si.”.

Ví dụ tâm si giống như lúc ta uống rượu say với tâm bớt si những lúc tỉnh táo khi không uống rượu.

Khi định nghĩa về tâm và sự tu hành, Đức Phật có nói:

“Này các Tỳ kheo, tâm này là sáng tỏ, nhưng nó bị làm hư hỏng bởi những ô nhiễm ngẫu nhiên từ bên ngoài. Một kẻ phàm phu không được chỉ dạy không hiểu được điều này đúng như nó là. Vì vậy, đối với người ấy, không có sự tu dưỡng tâm.

“Này các Tỳ kheo, tâm này là sáng tỏ, nhưng nó không bị dính những ô nhiễm ngẫu nhiên từ bên ngoài. Một đệ tử thánh thiện được chỉ dạy hiểu được điều này đúng như nó là. Vì vậy, đối với người ấy, có sự tu dưỡng tâm.”

Những câu kinh này có nghĩa là: Tâm vốn có hai trạng thái. Trạng thái vốn có của nó (chân-tâm) là trong-suốt và sáng-tỏ. Trạng thái thứ hai là bị làm hư hỏng bởi những ô nhiễm từ bên ngoài, tức bị lu mờ và dơ bẩn. Người không có trí (không học hiểu giáo pháp) thì không hiểu được, nên không thực hành việc tu dưỡng tâm. Người có trí (có học hiểu giáo pháp) thì hiểu được và nỗ lực tu dưỡng tâm, làm trong sạch tâm.

Tu tâm là gì? Tại sao phải tu tâm?

Tu chính là tu sửa==> tu tâm có thể hiểu chính là sự tu sửa tâm, loại bỏ những tâm xấu để cho nó tốt hơn, đẹp hơn và đúng như chúng là.

Như đã nói ở trên, Tâm vốn là trong sạch và tinh khiết, sáng tỏ, nhưng do sự vô minh của chúng sinh mà nó dính vào sự ô nhiễm, vẩn đục, không thanh tịnh bởi các độc tố: “Tham, sân, si”. Điều này đã khiến cho chúng sinh phải đau khổ khi phải luôn chạy theo những khoái lạc, dục vọng, đi vào con đường lầm lỗi, sai trái, tạo ra nhiều nghiệp xấu để rồi luẩn quẩn trong vòng sinh – tử luân hồi đầy đau khổ, bi ai.

Tu tâm là gì tại sao phải tu tâm
Tu tâm là gì tại sao phải tu tâm

Đức Phật đã tìm ra nguyên nhân của sự khổ và sinh tử luân hồi từ đó, như Đức Phật đã đặt tên.

  • Những dục vọng và quan niệm sai lầm [tà kiến] đó thể hiện trong chúng ta bằng những thói-tâm [tập khí] thuộc tham, sân, si, dưới những dạng chướng ngại thô-tế và dễ-thấy trong thân tâm.
  • Những dục vọng và quan niệm sai lầm [tà kiến] đó cũng nằm tàng ẩn bên dưới những lớp sâu của tâm thức [tàng thức] dưới những dạng thói-tâm-nặng [gông cùm] rất vi-tế và khó-thấy.

Để giải thoát mọi khổ đau và sinh tử luân hồi thì cần phải tiêu diệt, loại bỏ những dục vọng và quan niệm sai lầm nói trên, làm cho tâm trong sạch, sáng tỏ, tinh khiết như bản chất chân nguyên của nó. Đó tu tâm, dưỡng tâm. Đây cũng chính là lý do mà chúng ta cần phải tu tâm.

Tóm lại, ta chỉ cần hiểu tu tâm là tiến trình tu hành, tu dưỡng làm cho tâm trở lên trong suốt và sáng tỏ, thanh tịnh không bị ô nhiễm như bản chất chân nguyên vốn có của nó, giúp ta được an lạc, hạnh phúc, nâng cao trí tuệ, tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống.

Cách tu tâm

Có nhiều cách để tu tâm, dưới đây sẽ là một số cách tu tâm theo đạo Phật mà bạn có thể tham khảo, áp dụng:

  1. Thiền định: Thiền định là phương pháp quan trọng nhất trong tu tâm. Nó bao gồm tập trung vào hơi thở hoặc trạng thái tâm trí để làm sạch tâm hồn và giảm bớt căng thẳng.
  2. Đọc sách về đạo Phật: Đọc sách về đạo Phật giúp ta hiểu rõ hơn về triết lý đạo Phật và cách áp dụng nó vào cuộc sống hàng ngày. Nó cũng giúp ta phát triển suy nghĩ tích cực và trí tuệ.
  3. Hành thiện: Hành thiện là cách tốt nhất để rèn luyện tâm hồn và giúp đỡ người khác. Bằng cách làm việc thiện, ta tạo ra những ảnh hưởng tích cực trong xã hội và tìm thấy sự hạnh phúc và ý nghĩa trong cuộc sống.
  4. Tập yoga hoặc các hoạt động giải trí khác: Tập yoga hoặc các hoạt động giải trí khác giúp giảm căng thẳng, nâng cao nhận thức và giúp tâm hồn được thư giãn.
  5. Tự phân tích và tự giác nhận lỗi: Tự phân tích và tự giác nhận lỗi giúp ta hiểu được bản thân hơn và tránh những hành động xấu trong tương lai. Điều này giúp ta rèn luyện phẩm chất và nâng cao tinh thần.
Cách tu tâm
Cách tu tâm

Nói chung, có nhiều cách để tu tâm, nhưng quan trọng nhất vẫn là luôn tập trung vào việc làm sạch tâm hồn, rèn luyện nhận thức và phát triển phẩm chất tốt đẹp để đạt được sự an lạc và ý nghĩa cuộc sống.

Tâm tĩnh lặng
Tâm tĩnh lặng

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của tôi về tâm là gì theo quan niệm trong đạo Phật và những liên quan về chủ đề này. Mong rằng chúng sẽ giúp ích cho bạn khi muốn tu tập thân tâm. Giúp cuộc sống này giảm bớt đau khổ, lầm lỗi và ngày càng trở lên tươi sáng, an lạc, hạnh phúc, ý nghĩa hơn.

Lời cuối, Khoinguonsangtao.vn xin kính chúc quý bạn thân tâm thường an lạc, vạn sự như ý, cát tường!

Xem thêm:

Back to top button