Tài Chính

Cách Quản Lý Tài Chính/Chi Tiêu Cá Nhân Hiệu Quả

Những cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhằm giúp bạn quản lý chi tiêu tiền bạc một cách tốt nhất. Nhằm đem lại cuộc sống ổn định, giàu sang cho chính mình cùng gia đình.

Bạn thân mến, hầu hết mọi người đều gặp các vấn đề khó khăn trong việc quản lý chi tiêu của mình. Từ đó, mỗi khi có công việc quan trọng hoặc khi bản thân gặp ốm đau, hoạn nạn thì mọi thứ trở lên tồi tệ vô cùng đối với họ.

Trong bài viết này, Khởi Nguồn Sáng Tạo VN sẽ giúp bạn biết phương pháp quản lý tài chính cá nhân/gia đình của bạn một cách hiệu quả mà cách thức lại hết sức đơn giản. Chỉ cần bạn lưu ý một chút và tuân thủ kỷ luật trong cách làm thì việc có một cuộc sống dư dả, sung túc không phải là vấn đề với bạn.

Cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Cách Quản Lý Tài Chính, Quản Lý Chi Tiêu Cá Nhân Và Gia Đình Hiệu Quả

Phân bổ dòng tiền đến và đi trong cuộc sống của mình một cách hợp lý là bạn đã hoàn toàn làm chủ được tài chính của chính mình hoặc gia đình của bạn rồi đấy. Nào, chúng ta hãy bắt đầu bằng những điều đơn giản nhất và có cách phân bổ tài chính cá nhân nhanh chóng mà hiệu quả cao nhé!

1. Ghi lại tất cả những nguồn tiền thu-chi của bạn trong tháng.

Trước khi đạt được năng lực kiểm soát tài chính của cá nhân mình/gia đình mình. Bạn cần có một bản báo cáo thu chi những thứ thiết yếu trong cuộc sống của mình. Nó có thể gồm: thức ăn, nước uống, tiền điện nước, tiền đi lại, tiền ăn vặt, tiền giao lưu, tiền biếu, tiền từ thiện,… Bạn hãy cứ ghi tất cả lại. Không cần lo lắng chúng ít hay nhiều. Chỉ đơn giản là ghi lại những phát sinh tài chính xảy ra đối với bạn trong một tháng là được.

Bằng cách lập bảng thu chi, ghi lại những chi tiêu cần thiết của mình phát sinh trong một tháng. Bạn sẽ có cái nhìn rõ nét về hoạt động thu-chi tiền của mình trong tháng vào những thứ gì.

Hãy làm như vậy ít nhất 4 tháng để bạn có thể đánh giá được chính xác và tổng quát nhất.

2. Phân loại tiền thu-chi:

Sau khi ghi lại các khoản thu về và chi tiêu, bạn cần phân loại chúng theo danh mục, chẳng hạn như:

  • Nguồn thu (tiền vào): Tiền lương, tiền lãi tiết kiệm, lãi từ khoản đầu tư, lãi từ kinh doanh,…
  • Chi tiêu đi(tiền ra): ăn uống, di chuyển, nhà cửa, giải trí, đầu tư, tiết kiệm, mối quan hệ,..vv…

Và hãy tiếp tục hoạt động ghi chép của mình nhưng giờ đây chúng đã được phân loại rõ ràng.

3, Giảm bớt khoản chi không quan trọng.

Sau khi phân loại chi tiêu, hãy đánh giá xem bạn có chi tiêu hợp lý trong mỗi danh mục hay không. Nếu không, hãy tìm cách giảm chi tiêu hoặc tìm cách tăng thu nhập để cân bằng.

Trong hầu hết trường hợp, chúng ta có thể cắt bớt những khoản chi tiêu không quá quan trọng với bản thân mà bản thân mình vẫn sống tốt.

  • Ví dụ: Mua quần áo, ăn quà vặt, tiền cho các hoạt động vui chơi quá nhiều, tiền ăn có thể bớt được bao nhiêu?…

Hãy tránh chi tiêu vô ý bằng cách chỉ mua những thứ bạn cần thực sự. Trước khi mua bất cứ thứ gì, hãy suy nghĩ về nó và xem nó có giá trị cho bạn hay không.

Nếu bạn tuân theo các bước này, bạn sẽ có một kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm hiệu quả và sẽ cải thiện tình trạng tài chính của mình.

4, Tiết kiệm:

Hãy tạo một kế hoạch tiết kiệm để đạt được mục tiêu tài chính của mình. Hãy luôn trích ra 10% thu nhập của bạn và để dành. Hãy luôn tuân thủ nguyên tắc này và thực hiện chúng trong nhiều năm.

Điều thú vị ở đây mà ít người biết tới đó là. Dù họ có thu nhập bao nhiêu, thì việc bỏ ra 10% thu nhập đó để tiết kiệm thì điều đó cũng không khiến họ cảm thấy khó sống hơn.

Vì thế, hãy nhớ để ra cho mình ít nhất 10% thu nhập để dành cho tương lai nhé!

5, Đầu tư là bắt buộc

Nếu bạn vẫn mãi dựa vào sức lực của mình để mà kiếm tiền thì sẽ có một ngày bạn mệt nhoài và tiền sẽ lại không kiếm được nữa.

Vì thế, bắt buộc bạn phải dùng tiền tiết kiệm được của mình để bắt chúng làm việc của bạn thông qua các khoản đầu tư.

Đầu tư cho trí tuê vừa rẻ lại có độ lời cao: Một vài quyển sách thậm chí còn không tới một triệu. Bạn hãy mua những cuốn sách hay về tài chính để học tập. Đừng đổ lý do rằng mình không thích đọc sách. Làm giàu bạn cũng muốn, mà đọc sách bạn lại không muốn? Trong khi những bậc thầy về tài chính đã ghi lại tất cả hiểu biết của họ vào trong sách và bạn có thể sở hữu trí tuệ đó một cách rẻ mạt mà bạn lại không muốn. Vậy thì việc giàu có cũng sẽ cách xa bạn y như vậy!

  • Một vài cuốn sách hay mà mình có thể gợi ý dành cho bạn: Bộ sách “Dạy con làm giàu”, Nghĩ giàu làm giàu, Người giàu nhất thành Babylon…

Bạn có thể học tập và tham khảo thêm các kênh đầu tư khác như: Mua vàng, Mua cổ phiếu tích sản, trồng cây,… chúng đều là những kênh đầu tư dễ làm và áp dụng. Nhưng lại đem lại lợi nhuận cao sau nhiều năm.

6, Từ thiện luôn luôn là cần thiết.

Bạn hãy hiểu rằng, thế giới này luôn có những người khó khăn hơn chúng ta. Nếu biết san sẻ cho đi sự trợ giúp của mình thì người khác cũng sẽ ấm no hơn. Đó là tính nhân văn cao cả trong con người mà mỗi người chúng ta nên gìn giữ và phát huy.

Trên hết, quy luật Nhân Quả của tự nhiên luôn đúng. Hãy trao đi nhiều hơn, và biết đâu đấy, bạn sẽ nhận được nhiều hơn trong tương lai. Sự trợ giúp của bạn tới người khác ở hiện tại sẽ chính là năng lượng để giúp bạn trong tương lai. Hãy nhớ nhé!

Xem thêm:

Trên đây, Khởi Nguồn Sáng Tạo VN đã chia sẻ tới bạn những gì quan trọng nhất của việc Quản lý chi tiêu, quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất. Nếu bạn tuân theo các bước này, bạn sẽ có một kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm hiệu quả và sẽ cải thiện tình trạng tài chính của mình.

Chúc bạn thành công!

Back to top button